1. Đường phèn là gì?
Đường phèn là đường ở dạng tinh thể hạt có đường kính to, kích thước lớn hơn đường cát thông thường. Đường phèn có hai màu là trắng hơi trong và vàng nâu.
Bản chất của đường phèn vốn dĩ được kết tinh từ đường cát trắng nên nguyên liệu chính để tạo nên đường phèn cũng là đường cát trắng và kết hợp thêm trứng gà, vôi để phân giải thành hai loại đường khác nhau là fructose và glucose.
2. Các loại đường phèn
Đường phèn vàng: Là đường phèn được giữ nguyên màu sắc vốn có của nó, không được tẩy trắng và thường kết tinh thành từng mảng hoặc từng viên to nhỏ khác nhau.
Đường phèn trắng: Loại đường phèn được sử dụng một nguyên liệu đặc biệt để tẩy trắng cho đường phèn, sản phẩm thu được có màu trắng trong trẻo đẹp mắt hơn.
Phân loại theo kích thước
Đường phèn hạt to: là loại đường phèn được giữ nguyên bản sau khi sản xuất, kết tinh thanh những hạt to với kích thước không đồng đều.
Đường phèn hạt nhỏ: là loại đường phèn có kích cỡ hạt nhỏ, được nghiền từ đường phèn sau khi kết tinh. Tuy nhiên kích thước không nhỏ bằng đường cát.
3. Cách nấu đường phèn
Nguyên liệu: đường cát, nước lọc, nước vôi (vôi ăn trầu), trứng gà.
Dụng cụ: nồi, khăn lọc, vá sạn, chum vại nhỏ,…
Các bước thực hiện:
Bước 1. Trộn nguyên liệu
Trộn 3 phần đường cát và 2 phần nước lọc rồi hòa chung với nước vôi, sau đó cho vào nồi nấu.
Bước 2. Loại bỏ tạp chất
Đánh tan một quả trứng gà rồi cho vào nồi nước đường đang sôi để tạp chất nổi lên trên, vớt cho đến khi nước đường sạch. Sau đó lọc qua một chiếc khăn mỏng để loại bỏ cặn còn sót lại.
Bước 3. Cô đường
Sau khi loại bỏ tạp chất, tiếp tục đun nước đường cho đến khi hơi cô đặc lại rồi đổ ra vại, đặt vài sợi chỉ trong vại để đường kết tinh có chỗ bám vào.
Bước 4. Thu đường
Sau khoảng 7 – 9 ngày, bạn nghiêng vại cho mật chảy ra hết, lúc này sẽ thu được 55% đường phèn so với lượng đường cát sử dụng ban đầu. Bạn chỉ cần kéo sợi chỉ có đường kết tinh ra khỏi vại và để khô là có thể sử dụng.
4. Món ăn từ đường phèn
Đường phèn thông dụng nhất là trong các công thức chế biến thực phẩm, làm nguyên liệu cho món ăn như: yến chưng đường phèn, tắc ngâm đường phèn, chanh ngâm đường phèn, lá hẹ hấp đường phèn, lê chưng đường phèn, mơ ngâm đường,...
Việc dùng đường phèn thay cho đường cát làm món ăn thanh mát, bạn có thể tham khảo thêm một số công thức món ăn từ đường phèn
5. Phân biệt đường cát, đường phèn và phèn chua
Đường phèn và phèn chua
Phèn chua là một dạng muối tinh thể có kích thước to hơn muối ăn binh thường hoặc ở dạng nguyên khối. Phèn chua có màu trắng trong hoặc trắng đục, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng. Phèn chua thường được dùng trong việc làm sạch đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Ngược lại, đường phèn có hai màu trắng trong và vàng nâu, có vị ngọt thanh, thường được dùng trong việc nấu ăn, chế biến thực phẩm.
Đường phèn và đường cát
Đường cát là loại đường tinh luyện, hạt nhỏ li ti và màu trắng hoàn toàn, thường được sử dụng trong pha chế thức uống, tăng độ ngọt cho các món ăn.
Đường phèn là đường được sản xuất từ đường cát, hạt to hơn đường cát hoặc kết tinh thành từng khối, vị ngọt thanh mát hơn đường cát, vì tính dịu ngọt.